Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa tủ lạnh Sanyo

iconCho thuê máy lạnh TREO TƯỜNG
iconCho thuê máy lạnh TỦ ĐỨNG

Tủ lạnh Sanyo hiện nay đang được người tiêu dùng khá ưa chuộng bởi ngoài thiết kế độc đáo thanh lịch, tủ lạnh Sanyo còn tiết kiệm điện năng hơn so với các loại tủ lạnh khác. Trong bài viết này, các kỹ thuật viên Thợ Điện Lạnh sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng tủ lạnh Sanyo hợp lý và các lưu ý trước khi sửa chữa nếu trường hợp chiếc tủ lạnh Sanyo gặp phải vấn đề hư hỏng.

  1. Cảnh báo
  2. Tên các bộ phận
  3. Vị trí đặt tủ lạnh
  4. Cách bảo quản thực phẩm
  5. Điều chỉnh nhiệt độ
  6. Chế độ làm lạnh
  7. Vệ sinh tủ lạnh
  8. Các lưu ý khi sử dụng
  9. Sửa chữa

tủ lạnh Sanyo

CẢNH BÁO TỪ NHÀ SẢN XUẤT

Bạn nên chác chắn rằng điện áp phải phù hợp với điện nguồn của tủ lạnh và phải là 220v.

Không nên để dây điện nguồn bị đè bẹp bởi mặt sau của tủ lạnh. Nó có thể là nguyên nhân gây ngắn mạch.

Không cắm nhiều phích cắm vào cùng một ổ cắm khi đang sửa dụng tủ lạnh. Vì như vậy có thể gây ra cháy.

Bạn nên cắm chặt và chắc phích cắm vào ổ cắm. Nếu không nó có thể gây ngắn mạch.

Không nên dùng dây điện nguồn hoặc ổ cắm có dấu hiệu bị hư hoặc lỏng. Nó có thể là nguyên nhân gây chạm chập hoặc gây ra ngắn mạch.

Không nên để dây điện nguồn bị cấn bởi chân tủ hoặc chạm vào máy nén. Vì nó có thể là nguyên nhân gây ngắn mạch.

không nên bỏ các chất dễ cháy nổ vào trong tủ lạnh

Không được xối nước vào tủ lạnh. Các bộ phận điện sẽ bị thấm nước và có thể gây chạm chập hoặc gây cháy.

Tránh không để cho trẻ em đeo bám cửa tủ lạnh. Điều này có thể gây nguy6 hiểm cho chúng và làm cho tủ lạnh bị đổ lật.

Không nên dùng các chất như xịt phun gây cháy gần tủ lạnh. Chúng có thể gây cháy nổ và làm bạn bị thương.

Khi có sự cố bị ngắn mạch hay hiện tượng nhiễm điện, bạn hãy yêu cầu nhân viên bảo hành cố vấn và khi nối mát cũng vậy.

Không nên tự ý sửa tủ lạnh bằng cách tháo gỡ hết các linh kiện của tủ lạnh. Nó có thể gây chạm chập hoặc làm cho bạn bị thương.

Không nên đặt các bình, chậu chứa nước lên trên tủ lạnh. Nước đổ tràn vào linh kiện điện khi bạn đóng mở cửa tủ lạnh có thể tạo ra hiện tượng cháy nổ hay điện giật.

Không được bỏ chai, lọ hoặc các vật giống như vậy trong ngăn đông của tủ lạnh. Chai lọ có thể bị nút, bể và làm cho bạn bị thương.

Không được sờ tay ướt vào các khay hay thực phẩm đặt trong ngăn đông vì tay bạn có thể bị dính vào đó hoặc bị bỏng lạnh.

Không nên sờ tay vào hai bên hông, mặt sau và phần máy ở đằng sau của tủ lạnh. Vì ở đó có nhiệt độ cao.

Tránh đặt tủ lạnh ở nơi ẩm thấp để tránh sự ăn mòn và dòng điện cảm ứng.

Khi tủ lạnh được dời từ chổ này qua chổ khác bạn nên rút phích cắm điện ra và khiêng bằng hai người cẩn thận. Không nên nghiêng tủ theo vị trí nằm ngang.

TÊN CÁC BỘ PHẬN & CÁCH SỬ DỤNG

Vách ngăn chỉnh gió: Để khí lạnh thổi qua vách ngăn vào các ngăn tủ nên tránh đặt thực phẩn ngăn chặn đường thoạt khí lạnh.

Núm điều chỉnh nhiệt độ: Để điều chỉnh nhiệt độ bên trong ngăn đông và ngăn lạnh.

Đệm cửa nam châm: Có nhiệm vụ bao kín cửa tủ. Nam châm giữ cho cửa tủ được đóng chặt, ngăn hơi nóng vào tủ và hơi lạnh không bị thoát ra.

Khay thoát nước: Hứng nước lạnh trong tủ thoát ra nhanh chóng.

Kệ cửa ngăn đông: Dùng để bảo quản thực phẩm đông lạnh đóng gói.

Kệ cửa ngăn lạnh ( giữa ): Dùng để bảo quản nước trái cây, chai sửa, thực phẩm đóng hộp…

Nắp tủ: Nắp tủ chịu nhiệt đến 100 độ C.

Chân điều chỉnh: Giúp tủ lạnh đứng vững.

Hệ thống đèn UV: Khử mùi và diệt khuẩn.

Các bộ phận khác: Công tắc, khay ngăn đông, hộp rau, đèn trong tủ lạnh, khay làm đá, hộp đựng đá, kệ cửa ngăn lạnh ( dưới ), ngăn trữ lạnh, kệ cửa ngăn lạnh ( trên ), khay trứng, chân đế, bộ khử mùi diệt khuẩn ion bạc, khay nắp hộp rau bằng kính chịu lực, khay tủ ngăn lạnh bằng kính chịu lực, vitamin C và bộ cân bằng ẩm, cửa thoát khí đường về ngăn đông.

VỊ TRÍ ĐẶT TỦ LẠNH HỢP LÝ

1. Chọn vị trí có nền phẳng và chắc để đặt máy

Nếu không thể, bạn cần điều chỉnh chân tủ lạnh sao cho tủ lạnh được cân bằng.

2. Chọn vị trí có sự thông thoáng khí.

Nếu hơi nóng không được thoát đi hết, công suất tủ lạnh của bạn sẽ giảm.

3. Tránh chổ nóng và ánh sáng mặt trời trực tiếp

Ánh sáng mặt trời sẽ làm mất màu bề mặt phủ ngoài của tủ. Nếu tủ lạnh của bạn đặt gần bếp, ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc các nguồn nhiệt khác, tủ lạnh của bạn sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn.

4. Tránh hơi ẩm và nước

Tủ lạnh đặt gần bồn nước hay vòi nước, do độ ẩm cao, tủ dễ bị đọng sương hoặc gây chạm điện rất nguy hiểm.

5. Đặt tủ gần ổ cắm điện

Nếu tủ của bạn đặt ở xa ổ cắm điện, bạn phải dùng nhiều dây điện để nối hơn, điều này làm cho dòng điện không ổn và có thể gây nguy hiểm.

6. Hãy để không khí tuần hoàn tự do xung quanh tủ

Bạn nên đặt vị trí cách trần nhà hơn 20cm, các mặt bên tủ cách tường hơn 10cm, mặt sau tủ cách tường hơn 10cm.

7. Chỉ lần đầu khi cắm điện cho tủ

Bạn hãy chờ khoảng 3 giờ sau mới bỏ thực phẩm vào tủ.

***** CHẠY THỬ

Cắm dây điện nguồn của tủ lạnh vào ổ cắm riêng biệt.

Kiễm tra xem núm điều chỉnh nhiệt độ có được đặt tại vị trí cần thiết hay không

Giử cửa tủ lạnh mở và cắm điện cho tủ. Đèn trong tủ phải sáng.

Đóng cửa tủ và cho tủ hoạt động từ 20-30 phút.

Sau 30 phút thì mở cửa ngăn đông. Kiễm tra xem tủ có lạnh đều hay không. Ngăn đông phải có tuyết bám nhẹ và mô tơ chạy êm không có tiếng ồn nhưng có tiếng kêu ù ù nhỏ.

Nếu tình trạng chạy thử không tốt. Kiễm tra nguồn điện cung cấp ( cầu chì có bị cháy hay không ), nếu điện thế không ổn định thì nên sử dụng ổn áp. Nếu không xác định ra nguyên nhân, xin liên hệ tổng đài 028.6273.2222 – 0902.563.208 để gặp nhân viên tư vấn.

***** NỐI ĐẤT

Phải nối đất vì khi tủ lạnh phát sinh vấn đề hoặc có hiện tượng ngắn mạch nó cỏ thể làm bạn bị điện giật.

1. Nên nối đất khi:

Khi đặt tủ tại nơi ẩm thấp để tránh khả năng bị điện giật bạn nên nối đất để đảm bảo an toàn hơn.

Khi tủ lạnh đặt gần bồn nước hoặc nơi thường xuyên dùng nước.

Khi tủ lạnh đặt ở dưới tầng hầm nơi có rò rỉ nước hoặc có sự bay hơi nước.

2. Cách nối đất

Dùng vít bắt dây tiếp đấy vào phía sau tủ lạnh tại chổ có ký hiệu chử T.

3. Dây nối đất không được nối với

Các loại ống làm bằng nhựa

Ống ga vì có thể gây cháy nổ

Đường dây điện thoại hoặc cột thu lôi vì nó sẽ nguy hiểm nếu có sấm sét.

***** LÀM ĐÁ NHƯ THẾ NÀO

Đổ nước vào khay làm đá rồi đặt khay vào trong ngăn đông

Khi đã đông đá, vặn nhẹ khay làm đá theo chiều kim đồng hồ để đá rơi xuống hợp đựng đá.

Trữ đá trong hộp đựng đá.

Ngoại trừ khay làm đá có sẵn trong tủ, khi muốn làm đá nhanh ta nên sử dụng dụng cụ làm đá bằng nhôm hoặc kim loại không rỉ nhỏ.

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM

Bao đồ vật bằng bao hoặc tấm nylon, bỏ vào hộp đậy kín để không bị khô và bay mùi.

Tạo khoảng cách. Nếu để chật quá, khí lạnh tuần hoàn không tốt, thực phẩm khó lạnh.

Làm nguội xong rồi bỏ vào tủ. Vì đồ nóng sẽ gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

Không để thực phẩm gần sát hoặc chặn ngang đường thổi khí lạnh ra. Vì như vậy sẽ bị đóng đá.

Tủ lạnh có tính năng khử mùi trong tủ. Tuy nhiên, đối với thực phẩm tồn trữ trong tủ lạnh có mùi đặt biệt, tính năng khử mùi có thể mất tác dụng.

*****NGĂN TRỮ LẠNH

Tồn trữ thực phẩm ở nhiệt độ trữ lạnh

Nước đông đặc ở 0 độ C nhưng thực phẩm có chứa hàm lượng đường hay muối sẽ đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn. Khoảng nhiệt độ từ 0 độ C đến nhiệt độ bắt đầu đông đặc thực phẩm được gọi là vùng nhiệt độ “trữ lạnh”. Tồn trữ thực phẩm trong ngăn trữ lạnh thay thế ngăn đông và ngăn lạnh cho phép thực phẩm giữ được độ tươi và hương vị lâu hơn cũng như trạng thái ban đầu của thực phẩm.

Khay trữ lạnh

Dùng khay trữ lạnh để đặt thực phẩm vào hay lấy ra khỏi ngăn trữ lạnh. Để đóng ngăn trữ lạnh bạn nên chắc chắn là đã đẩy khay trữ lạnh về vị trí ban đầu. Kéo khay trữ lạnh sẽ mở nắp ngăn trữ lạnh.

Cách sử dụng ngăn trữ lạnh

Ngăn trữ lạnh giúp cho thực phẩm có nhiệt độ gần với nhiệt độ đông kết nên có thể giữ thực phẩm tươi trong một thời gian dài hơn. Vì vậy, ngăn trự lạnh đặc biệt thích hợp cho việc tồn trữ thịt và cá.

ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ

điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Sanyo

Ngăn đông và ngăn lạnh có thể cài đặt để làm lạnh ở nhiệt độ mong muốn. Chỉ cần điều chỉnh một lần sẽ giữ được nhiệt độ mong muốn quanh năm mà không bị ảnh hưởng khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi.

*****NGĂN LẠNH

Thông thường nên cài đặt núm điều chỉnh tại vị trí số “MED”. Nếu muốn tổn trữ thực phẩm ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn, bạn hãy điều chỉnh núm vặn về hướng “MAX” hay “MIN”. Nếu muốn làm lạnh thực phẩm nhanh, bạn hãy vặn về vị trí “MAX”. ( Sau đó, bạn hãy nhớ vặn núm điều chỉnh về vị trí thông thường ).

*****NGĂN ĐÔNG

Khi sử dụng thông thường, bạn vặn núm điều chỉnh tại vị trí “MED”.

Khi cần làm đá nhanh hoặc làm đông thực phẩm làm tại nhà thì vận núm điều chỉnh nhiệt độ ở ngăn đông đến vị trí “MAX”. ( Sau đó, bạn hãy nhớ vặn núm điều chỉnh về vị trí thông thường ).

CHẾ ĐỘ LÀM LẠNH TỦ LẠNH SANYO

Tủ lạnh của bạn sử dụng phương thức làm lạnh gián tiếp

Khí lạnh được thổi từ ngăn đông xuống ngăn lạnh bằng quạt.

Không bị làm giảm năng suất lạnh do bị đóng đá, tự động xả đá theo định kỳ.

Xả động tủ lạnh như thế nào

Quá trình xả đông diễn ra tự động mà không cần phải điều khiển bằng tay. Nước đã xả đông sẽ xuống khay thoát nước và tự động bốc hơi do sức của máy nén. Khay thoát nước nên được rửa ít nhất mỗi tháng một lần.

Thay bóng đèn tủ lạnh

Nếu đèn bị hư hỏng hoặc không làm việc tốt, trong trường hợp này thay là cần thiết. Để thay thế, tốt hơn bạn nên gọi nhân viên bảo hành đến thay thế cho bạn để tránh trường hợp nguy hiểm.

Bạn nên rút dây điện nguồn ra khỏi ổ cắm

Tháo đèn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ

Thay đèn loại 10W có điện áp phù hợp

Thay đèn và gắn lại theo chiều kim đồng hồ

Xem thêm: Hướng dẫn cách thay bóng đèn tủ lạnh

Quan tâm đến dàn nóng

Trong quá trình thải nhiệt, những ống này năng cản sự đọng sương trên thân tủ. Khi máy nén đang hoạt động, chúng ta sẽ cảm thấy nóng tại chổ dọc theo đường ống nói trên. Điều này không ảnh hưởng gì đến nhiệt độ các ngăn tủ.

VỆ SINH TỦ LẠNH ĐÚNG CÁCH

Để an toàn, trước khi vệ sinh bạn nên rút đầu cắm dây điện nguồn ra.

Dùng vải mềm làm sạch bên trong và bên ngoài tủ. Có thể dùng vải ướt mềm lau chổ có nước rồi lau khô bằng vải mềm. Không dùng xà bông hay chất tẩy phun…vì nó sẽ để lại mùi trong tủ.

Rửa khay làm đá, hợp đựng đá, các khay khác bằng nước ấm rồi lau khô cẩn thận. Không bao giờ được dùng bàn chải, bột tảy, dung mội hóa học, chất benzene, xăng, axit, nước sôi…để làm sạch bất kỳ bộ phận nào của tủ lạnh. Chúng sẽ gây biến dạng và làm hư trên bề mặt ngoài các bộ phận nhựa.

Không quên lau đệm của, đặc biệt là đệm cửa phía dưới hay đọng cáu bẩn.

Lau cửa bằng vải khô khi bị nước bắn vào tủ lạnh.

Không cho tuyết hay nước chảy vào cửa thoát khí đường về trong ngăn đông.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã gắn đúng các linh kiện về vị trí ban đầu sau khi đã làm sạch xong.

Cắm điện lại cho tủ hoạt động và vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về vị trí làm lạnh thông thường.

Làm sạch khay thoát nước

Vì bụi bẩn hay đóng tụ trên khay thoát nước làm giảm hiệu suất bốc hơi nên chúng ta cần lấy ra để rửa.

Lấy khay thoát nước phía sau tủ lạnh ra và rửa sạch

Cho khay thoát nước trượt vào rãnh lắp của nó. Khi khay đã được gắn và hoàn toàn thì khay sẽ được cố định rất chắc. Nếu khay không ở đúng vị trí, nước do giải đông sẽ đầy tràn ra hoặc quá trình bốc hơi dễ bị cản trở.

Mẹo tiết kiệm điện

Để tiết kiệm năng lượng bạn nên

Đảm bảo cửa đã được đóng kín khi tủ đang hoạt động.

Không nên làm đá hay trữ thực phẩm quá nhiều ( đầy kín ).

Tránh đặt tủ gần các nguồn nhiệt hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Không nên mở cửa lâu hay đóng mở cửa quá nhiều lần.

Tránh đặt thực phẩm nóng hoặc đồ uống nóng vào tủ/

Không nên mở số lớn quá lâu.

KHUYẾN CÁO TỪ NHÀ SẢN XUẤT

1. Khi bị mất điện

Cố gằng đóng mở cửa càng ít càng tốt

Lau nước đọng trong tủ cho khô ráo trước khi cho tủ chạy lại.

2. Khi dây điện nguồn bị hư hỏng

Trong trường hợp cần thay thế bạn nên gọi nhân viên bảo hành hoặc tổng đài 028.6273.2222 – 0902.563.208 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

3. Khi không muốn dùng tủ lạnh trong thời gian dài

Rút dây điện nguồn ra hẳn

Khi các linh kiện đã được lau chùi bạn nên mở cửa trong vòng 2 đền 3 tiếng đồng hồ và để khô tránh mùi hôi xuất hiện.

4. Khi di chuyển hoặc nhấc tủ lạnh lên

Bạn nên rút đầu cắm dây điện nguồn ra.

Dời tất cả các thực phẩm trong tủ và đổ nước giải đông trong khay thoát nước ra.

Nâng tủ lạnh lên bằng hai người, tuột tay có thể gây bị thương.

5. Khi vận chuyển

Khi vận chuyển tủ lạnh, không được đặt tủ lạnh nằm ngang vì nó có thể gây hư hỏng tủ lạnh.

Sau khi vận chuyển về nhà bạn hãy chờ khoảng 20 đến 30 phút mới cắm điện cho tủ lạnh hoạt động.

6. Khi hủy bỏ tủ lạnh

Không đóng cửa tủ mà hãy tháo rời cửa tủ, đệm cửa ra.

Không vứt bỏ tủ lạnh ở ngoài sân. Nó sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ con chui vào tủ và mắc kẹt ở trong đó.

Chất cách nhiệt được dùng trong tủ là chất có thể gây cháy vì vậy không nên bỏ tủ ở nơi dễ cháy để tránh tai nạn và hỏa hoạn xảy ra.

Khi bỏ tủ lạnh phải tuân theo quy định của mỗi quốc gia.

Thận trọng khi sử dụng tủ lạnh Sanyo

Trong trường hợp bị cúp điện hay rút đầu cắm điện ra, bạn phải ngưng hơn 5 phút sau mới khởi động máy hay gắn đầu cắm lại.

Đôi khi trong những ngày vào mùa mưa liên tục hoặc nếu đặt tủ tại vị trí không thông thoáng khí và có độ ẩm cao, gần bể nước…hơi ảm sẽ phát sinh. Điều này giống việc nước đọng chung quanh ly nước lạnh. Đây không phải là hiện tượng bất thường nên bạn chỉ cần lau sạch hơi ẩm bằng vải khô là được hoặc thay đổi vị trí đặt tủ.

Âm thanh của dòng chảy là âm thanh gây ra do môi chất làm lạnh, chảy trong hệ thống làm lạnh, đây là hoạt động bình thường.

Bạn nên dùng khay làm đá để làm đá. Nếu đá được trữ trong thời gian dài, đá sẽ thu nhỏ lại và dính lại với nhau.

Không bỏ các thiết bị điện trong các ngăn trữ thực phẩm của tủ lạnh, trù khi chúng là loại được nhà sản xuất khuyến cáo.

Không nên làm hư hỏng hệ thống lạnh.

Không nên để cho những người không phải là nhân viên bảo hành sửa chữa tủ lạnh của bạn trong thời hạn bảo hành.

SỬA CHỮA CÁC HƯ HỎNG TRÊN TỦ LẠNH SANYO

  1. Tủ lạnh Sanyo không đông đá và cách khắc phục
  2. Vì sao tủ lạnh Sanyo không lạnh
  3. Nguyên nhân tủ lạnh Sanyo có tiếng kêu
  4. Cách xả đông tủ lạnh Sanyo như thế nào
  5. Những hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh Sanyo

Dịch vụ sửa tủ lạnh

Khi tủ lạnh Sanyo bị hư hỏng, quý khách vui lòng liên hệ ngay tổng đài 028.6273.2222 – 0902.563.208 để các kỹ thuật viên chuyên ngành đến nhà hỗ trợ quý khách hàng kiễm tra và sửa chữa tủ lạnh.

Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên ngành sửa tủ lạnh, tay nghề thành thạo, trung thật – nhiệt tình – uy tín.

Cam kết chuẩn đoán đúng bệnh, báo đúng giá theo quy định của công ty.

Chế độ bảo hành dài hạn, dán tem bảo hành sau khi sửa chữa, xuất hóa đơn khi thanh toán.

Nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng luôn sẵn sàng đón tiếp quý khách qua tổng đài 028.6273.2222 – 0902.563.208 kể cả thứ bảy – chủ nhật và ngày lễ.

LIÊN HỆ SỬA TỦ LẠNH TẠI NHÀ

HOTLINE 028.6273.2222 – 0902.563.208

Cùng chuyên mục

Tổng đài: 028.6273.2222

Comments are closed.